Skip to main content

Triều Konbaung – Wikipedia tiếng Việt


Triều Konbaung (tiếng Myanma: ကုန်းဘောင်ခေတ), hoặc triều Cống Bảng theo tiếng Hán, là vương triều cuối cùng ở Miến Điện, thành lập năm 1752 và diệt vong năm 1885. Dưới sự cai trị của triều Konbaung, Miến Điện đã thống nhất và trở thành một đế quốc hùng mạnh ở Đông Nam Á, xâm chiếm nhiều nước láng giềng và đánh bại những cuộc xâm lược của Đế quốc Mãn Thanh thời Hoàng đế Càn Long. Tuy nhiên, việc hướng nội và chậm canh tân đất nước của triều Konbaung đã khiến Miến Điện bị thực dân Anh thôn tính.





Nhân việc người Môn tấn công Taungoo, Alaungpaya một tù trưởng người Miến ở làng Moksobo (nay là Shwebo) ngay cạnh Innwa (thủ phủ bang Mandalay) ở Thượng Miến đã phát triển thế lực của mình. Alaungpaya đã liên tục đánh bại người Môn và đồng thời thu hút được sự liên minh của nhiều lực lượng người Miến. Mặc dù sau đó hậu duệ nhà Taungu vẫn tuyên bố vương quyền, nhưng Alaungpaya không phục mà tự lập nên Triều Konbaung, lấy chính quê mình làm kinh đô. Năm 1757, Alaungpaya thống nhất được Miến Điện.

Năm 1759, Triều Konbaung bắt đầu tiến hành xâm lược Ayuthaya của người Thái, nhưng lần thứ nhất thất bại phải triệt thoái, vua Alaungpaya bị thương nặng và chết trên đường rút lui. Cuộc chinh phạt lần thứ hai (1764-1766) kết thúc thắng lợi, Ayuthaya thất thủ. Tiếp tục chủ nghĩa bành trướng, Triều Konbaung còn tiến hành xâm lược Lan Na, Lào.

Lo ngại trước thế lực ngày càng mạnh của Triều Konbaung, năm 1765, Hoàng đế nhà Thanh]] là Càn Long phái quân Vân Nam chinh phạt nhưng thất bại. Ba lần tiếp theo, Càn Long phái quân Bát Kỳ tinh nhuệ sang, song cũng đều thất bại. Hai bên chấp nhận hòa hoãn và Triều Konbaung chấp nhận triều cống nhà Thanh.

Cuộc chiến với nhà Thanh đã khiến Triều Konbaung không thể duy trì sức mạnh ở Ayuthaya và là thời cơ cho Xiêm trỗi dậy. Miến Điện và Xiêm có chiến tranh liên tục trong các năm 1785-1787, 1792-1793, và 1808-1811.

Cho đến đầu thế kỷ 19, Miến Điện dưới Triều Konbaung tiếp tục là một bá quyền ở Đông Nam Á. Năm 1795, Miến Điện xâm lược Arakan; năm 1814, xâm lược Manipur; năm 1817, xâm lược Assam.

Các thế lực thực dân phương Tây ham muốn Miến Điện. Triều Konbaung đã tìm cách cân bằng giữa người Pháp và người Anh để tránh bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh và Pháp cuối cùng đi đến một thỏa thuận cho phép Anh tiến hành xâm lược Miến Điện. Liên tiếp trong ba cuộc chiến tranh với Anh vào các năm 1824-1826, 1852, 1885. Trong cuộc chiến tranh thứ nhất, triều Konbaung bị thất bại, phải chấp nhận trao cho Anh Assam và Manipur. Trong cuộc chiến tranh thứ hai, Triều Konbaung để mất Hạ Miến. Trong cuộc chiến tranh thứ ba, quân Anh chiếm kinh đô Mandalay. Năm sau, Triều Kongbaung diệt vong.




  1. Alaungpaya, trị vì từ năm 1752 đến năm 1760;

  2. Naungdawgyi, 1760-1763

  3. Hsinbyushin, 1763-1776

  4. Singu Min, 1776-1781

  5. Phaungkaza Maung Maung, 1782

  6. Bodawpaya, 1782-1819

  7. Bagyidaw, 1819-1837

  8. Tharrawaddy Min, 1837-1846

  9. Pagan Min, 1846-1853

  10. Mindon Min, 1853-1878

  11. Thibaw Min, 1878-1885

Quan lại Konbaung, năm 1795

Cảnh hoàng gia Konbaung đang cúng dường ở một ngôi chùa ở Mandalay.



  • Findlay, Ronald and O'Rourke, Kevin H. (2007) Power and Plenty: Trade, War, and the World Economy in the Second Millennium [1]

  • Thant Myint-U, The Making of Modern Burma, ISBN 0-521-79914-7

  • William J. Koenig, "The Burmese Polity, 1752-1819: Politics, Administration, and Social Organization in the early Kon-baung Period", Michigan Papers on South and Southest Asia, Number 34, 1990.

  • Ooi Keat Gin edited (2004), Southeast Asia: A Historical Encyclopedia from Angkor Wat to East Timor, ABC-CLIO.

  • Pamaree Surakiat (March 2006). "The Changing Nature of Conflict between Burma and Siam as seen from the Growth and Development of Burmese States from the 16th to the 19th Centuries"PDF. Asia Research Institute.






Comments

Popular posts from this blog

Cung điện Fontainebleau - Wikipedia

Các Lâu đài Fontainebleau ( ; [19659002] Phát âm tiếng Pháp: [19659003]) hoặc Château de Fontainebleau nằm 55 km (34 dặm) về phía đông nam của trung tâm Paris, thuộc xã Fontainebleau, là một trong những lâu đài hoàng gia Pháp lớn nhất. Lâu đài thời trung cổ và cung điện tiếp theo từng là nơi ở của các vị vua Pháp từ Louis VII đến Napoleon III. Francis I và Napoleon là những vị vua có ảnh hưởng lớn nhất đến Cung điện như ngày nay. [2] . Nó hiện là một bảo tàng quốc gia và là Di sản Thế giới của UNESCO. Lịch sử [ chỉnh sửa ] Cung điện thời trung cổ (thế kỷ 12) [ chỉnh sửa ] Sân hình bầu dục, với thời trung cổ donjon một di tích của lâu đài nguyên thủy nơi đặt các căn hộ của nhà vua, ở trung tâm. Phòng trưng bày của Francis I, kết nối các căn hộ của nhà vua với nhà nguyện, được trang trí từ năm 1533 đến 1539. Nó đã giới thiệu thời Phục hưng Ý phong cách sang Pháp. Kỷ lục sớm nhất về một tòa lâu đài kiên cố tại Fontaineau có từ năm 1137. [3] Nó trở thành nơi cư

Toruń – Wikipedia tiếng Việt

Toruń Trên: Tòa thị chính tại Stary Rynek Giữa: Cung điện họ Dąmbski, Bridge Gate, Nicolaus Copernicus Monument Dưới: Toàn cảnh thị trấn cổ thời trung cổ của Toruń Hiệu kỳ Huy hiệu Tên hiệu:  Thành phố Thiên thần, Thành phố bánh gừng, Thị trấn Copernicus Khẩu hiệu: " Durabo " ([" I will endure "] lỗi: {{lang-xx}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) ) Toruń Quốc gia Ba Lan Voivodeship Kuyavian-Pomeranian Hạt tỉnh city county Thiết lập Thế kỷ 13 City rights 1233 Chính quyền  • Thị trưởng Michał Zaleski Diện tích  • Thành phố 115,75 km 2 (4,469 mi 2 ) Độ cao 65 m (213 ft) Dân số (2014)  • Thành phố 203.148  • Mật độ 18/km 2 (45/mi 2 )  • Vùng đô thị 297.646 Múi giờ CET (UTC+1)  • Mùa hè (DST) CEST (UTC+2) Postal code 87-100 to 87-120 Mã điện thoại +48 56 Thành phố kết nghĩa Kaliningrad, Göttingen, Novo Mesto, Leiden, Hameenlinna, Čadca, Swindon, Lutsk, Quế Lâm, Pamplona, Philadelphia, Angers Car plates CT Trang web http://www.torun.pl/ Tên chính thức Thị t